Cách Hâm Nóng Thức Ăn Bằng Lò Vi Sóng Ngon Hơn
Tùy từng loại thức ăn mà chúng ta dùng lò vi sóng để hâm nóng, nếu bạn chưa biết thì đây là những cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng giúp thức ăn ngon hơn, nguyên chất, không bị quá tầm chỉ rất đơn giản.
Mục Chính Nội Dung
- Cách Hâm Nóng Thức Ăn Bằng Lò Vi Sóng Ngon Hơn
- Tại sao phải hâm nóng thức ăn trước khi ăn?
- Tại sao chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn?
- Thời gian và nhiệt độ hâm nóng đồ ăn ở lò vi sóng
- Bánh pizza
- Món súp, canh hoặc món hầm
- Cơm nguội, xôi
- 4Rau, củ, quả nướng
- Đối với gà nướng, bít tết, sườn nướng
- Các món cá
- Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn
Sử dụng lò vi sóng (còn được gọi là lò vi ba) để hâm nóng lại thức ăn nguội là công việc đã rất quen thuộc với mỗi gia đình. Không cần mất công mở bếp, bắc nồi đun nấu lại, chỉ cần lấy thức ăn từ tủ lạnh ra, đặt vào lò, chọn chế độ và thời gian thích hợp, sau đó đợi vài phút là có ngay món ăn nóng hổi. Lò vi sóng dần trở nên không thể thiếu trong gian bếp của gia đình bận rộn. Trong các văn phòng, công ty cũng có lò vi sóng để nhân viên có thể mang thức ăn từ nhà và hâm nóng lại cho bữa trưa, vừa tiết kiệm lại đảm bảo vệ sinh. Trước khi tới với những cách hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng thì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu tại sao bạn phải hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, cũng như tại sao bạn lại lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn mà không phải là các thiết bị khác như lò nướng, hay bếp từ? Sau khi bạn hiểu các chủ đề chính tôi muốn chia sẻ với mọi người thì chúng ta mới dùng tới cách hâm nóng thức ăn mằng lò vi sóng và cài đặt thời gian cụ thể cho từng loại thức ăn được chuẩn và ngon hơn.
Tại sao phải hâm nóng thức ăn trước khi ăn?
- Điều hiển nhiên là mọi người thường bảo nên hâm nóng thức ăn khi nó nguội hoặc sau khi được bảo quản từ tủ lạnh, trước khi sử dụng. Đó là một điều cần thiết, vì: Khi bạn ăn nóng thì rất có lợi cho sức khỏe, chất dinh dưỡng trong món ăn được đảm bảo. Những vi khuẩn có hại sẽ được triệt tiêu khi đồ ăn được hâm nóng. Cảm thấy ngon miệng hơn khu dùng món ăn có độ giòn, nóng. Đặc biệt, với các món ăn khô, việc đun nóng trên bếp không chỉ mất công mà còn ít nhiều làm thức ăn mất ngon. Ví dụ như món thịt rang, dùng chảo rang lại nhiều lần thịt sẽ bị khô, thịt luộc đem luộc đến lần thứ 2 là thịt đã bị bã, các món thịt rán lại càng dễ bị khô khi chiên rán lại… Các món xào, luộc, rang, nướng, rau củ tươi thường bị khô, bã sau khi hâm nóng lại nhiều lần
Tại sao chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn?
- Để hâm nóng lại các món ăn khô thì dùng lò vi ba để làm nóng thức ăn mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, kể cả khi hâm nóng bằng lò vi sóng các món ăn này dễ bị bức xạ nhiệt làm mất nước, món ăn sẽ bị khô cứng hơn, mất hấp dẫn. Dù thức ăn để nguội ở ngoài hay bảo quản trong tủ lạnh thì đều có chiều hướng biến chất, mất đi độ ngon nhất định của nó. Lựa chọn lò vi sóng để hâm nóng thức ăn thay vì chọn các cách thông thường là vì cơ chế làm nóng của lò vi sóng giúp sinh nhiệt từ bên trong thực phẩm và làm nóng từ trong ra ngoài, chất lượng thực phẩm không bị ảnh hưởng, cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.
Thời gian và nhiệt độ hâm nóng đồ ăn ở lò vi sóng
- Lò vi sóng không những giúp người rã đông thực phẩm, hâm nóng đồ ăn mà còn nấu các món ăn hấp dẫn một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số mẹo trong việc hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng. Các loại bánh được chế biến dùng ngay thường không ngon khi để nguội như pizza, bánh mì, bánh bông lan,… Vì vậy, phải làm nóng món ăn để người dùng ăn ngon miệng hơn và thời gian hâm nóng phải phù hợp. Bọc giấy nhôm hoặc giấy bạc chuyên dùng cho thực phẩm và bỏ vào lò vi sóng, chỉnh chức năng hâm trong 3 – 5 phút, nhiệt độ tùy vào loại bánh như bánh pizza thì không quá 200 độ C. Bạn sẽ có ngay những món bánh như mới ra lò.
Bánh pizza
- Đối với bánh pizza nếu bạn muốn bánh được giòn và không dai thì nên hâm nóng bằng lò nướng hoặc chảo trên bếp gas. Với lượng bánh lớn bạn bọc trong giấy nhôm rồi cho vào lò nướng. Nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C khoảng 3-5 phút hoặc đến khi phô mai bắt đầu nổi bong bóng. Hoặc nếu không có lò nướng, bạn có thể cắt pizza thành những miếng nhỏ và hâm nóng bằng chảo. Đặt chảo lên bếp ở lửa vừa trong một phút, sau đó cho pizza vào trong chảo, đậy nắp chảo, chờ khoảng 2-3 phút, bánh sẽ nóng đều và vỏ bánh giòn.
Món súp, canh hoặc món hầm
- Đối với những món ăn có nhiều nước như canh, súp, hầm, cháo… thì cách tốt nhất để hâm là cho thức ăn và một cái nồi và hâm trên bếp gas ở lửa nhỏ. Khi hâm ở lửa lớn, thức ăn rất dễ bị vỡ nát, không ngon nữa. Một lưu ý nữa khi hâm thức ăn bằng cách này là bạn nên cho thêm 1 ít nước để thức ăn hoặc bị quá đặc do bốc hơi, hoặc bị mặn sau khi hâm nhé.
Cơm nguội, xôi
- Đối với cơm nguội, xôi cách hâm nhanh nhất và giữ được dưỡng chất là hâm bằng lò vi sóng. Cơm, xôi hoặc các loại ngũ cốc khác dễ bị khô cứng khi làm nóng trong lò vi sóng. Để tránh tình trạng này, bạn có thể nhỏ vài giọt nước hoặc vùi một viên đá vào trong cơm.
4Rau, củ, quả nướng
- Làm nóng rau củ quả nướng trong lò nướng một lần nữa giúp rau giòn và săn chắc hơn. Để hâm lại bạn chỉ việc trải đều rau ra khay nướng, xịt một ít dầu ô liu (hoặc dầu ăn thông thường) vào rau và nướng ở nhiệt độ 230 độ C trong khoảng 4 – 5 phút. Lưu ý đừng xếp các miếng rau gần nhau quá, bởi có thể khiến chúng tạo ra hơi nước, khiến rau không còn giòn. Khi nghe thấy tiếng xèo xèo, tức là việc hâm nóng rau của bạn đã có thể kết thúc.
Đối với gà nướng, bít tết, sườn nướng
- Bạn có thể áp chảo nhưng không nên bật lửa to vì có thể khiến bề ngoài miếng thịt cháy mà bên trong vẫn nguội. Hãy đặt thịt lên một cái chảo, bật bếp ở lửa vừa, cho vài giọt dầu, và áp chảo mỗi mặt thịt khoảng 1-2 phút, tùy thuộc vào độ dày của miếng thịt. Hoặc bạn cũng có thể đặt miếng thịt vào khay nướng và nướng trong lò ở nhiệt độ 90-120 độ C cho đến khi thịt đủ ấm trong khoảng 15 – 20 phút.
Các món cá
- Muốn cá ngon nhất, hãy bọc cá trong một tờ giấy bạc hoặc thêm một thìa nước và xịt ít dầu lên cá. Cách này giúp duy trì độ ẩm cho món ăn. Sau đó, cho cá vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ 120 độ C từ 20-30 phút hoặc tới khi miếng cá được nóng đều. Nếu không có lò nướng, bạn có thể áp chảo trong lửa vừa. Đầu tiên, đặt chảo lên bếp lửa vừa cho chảo nóng, sau đó cho một ít dầu và cho cá vào áp chảo trên lửa nhỏ. Mỗi mặt cá áp chảo khoảng 2-3 phút.
Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn
- Đặt thức ăn cách xa nhau và dùng dầu rưới lên bề mặt 1 lớp mỏng để tránh khô, dính. Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm, bao giấy nâu vì hóa chất độc của những thứ này khi nóng sẽ lận vào thức ăn. Đặc biệt, không dùng đồ có kim loại để hâm nóng thức ăn trong lò như tô, dĩa hay đồ sứ có viền kim loại … Đối với thịt – cá phải cẩn thận khi hâm nóng vì rất dễ bị cháy hoặc khét trong lò nếu bạn không để ý đến. Cần vệ sinh lò sau khi sử dụng, như vậy tuổi thọ của lò sẽ lâu hơn, các món ăn khác nhau không bị bám mùi của nhau.
Khi sử dụng lò vi sóng những điều sau đây bạn cần chú ý không được mắc phải nếu muốn thực phẩm luôn tươi ngon, mà lò vi sóng không bị nhanh hỏng.
- 1 Không đun nước hai lần vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
- 2 Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hoả hoạn. Chọn những vật đựng dành cho lò vi sóng.
- 3 Không nghịch các công tắc, không cố khởi động lò vi sóng khi cửa đang mở vì sẽ làm thoát nhiệt vi sóng.
- 4 Không để thức ăn hay xà phòng bám vào ngăn cửa.
- 5 Không sử dụng lò khi bị trục trặc cho đến khi được kỹ thuật sửa chữa.
- 6 Không bật lò khi trong lò không có đồ nấu. Nếu trong lò không có thực phẩm hay nước để hấp thụ nhiệt, nhiệt sinh ra có thể làm hỏng đèn magnetron.
- 7 Không để lò vi sóng ở ngoài trời, không sử dụng lò vi sóng gần nơi có nước.
- 8 Không dùng lò vi sóng để sấy quần áo, giấy tờ vì đó là những vật dụng dễ bắt lửa.
- 9 Không chạm các vật kim loại vào cửa kính,( bên trong cũng như bên ngoài ) khi cho thức ăn vào lò hay lấy ra, lưu ý bên trong cánh cửa sẽ rất nóng.
- 10 Không dùng các chất tẩy rửa mạnh để lau cọ lò. Lò vi sóng được thiết kế để hâm nóng, nấu và giải đông thực phẩm.
- 11 Không sử dụng lò với mục đích công nghiệp, thí nghiệm hay kinh doanh.
- 12 Không ngâm đĩa quay hay vật đựng vào nước lạnh để làm nguội nhanh.
- 13 Không để các vật dụng khác lên nóc lò. nóc lò sẽ nóng khi lò hoạt động có thể làm hư các vật dụng trên nóc.
- 14 Không quay đĩa bằng tay, có thể làm hư lò vi sóng.
- 15 Không sử dụng vật có miệng hẹp như chai, lọ trong lò vi sóng. Cẩn thận khi mở nắp vật đựng để tránh bị hơi nóng làm bỏng.
- 16 Không để nguyên thực phẩm trong hộp kín khi nấu trong lò vi sóng. Lấy thực phẩm ra vật đựng phù hợp.
- 17 Không rán những món nhiều mỡ trong lò vi sóng vì nhiệt độ của mỡ không kiểm soát được, dễ gây nguy hiểm.
- 18 Không cho trẻ em đứng quá gần lo vì sóng. Nếu trẻ đến gần hãy để mắt để sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.
- 19 Không đun nước hoặc các chất lỏng khác quá thời gian quy định của nhà sản xuất hoặc theo công thức nấu ăn. Việc quá nhiệt có thể xảy ra khi nước trong cốc bị đun quá lâu. Khi đó, nước trông bình thường, nhưng khi đưa ra ngoài nó sẽ bắn lên khỏi cốc.
- 20 Không bao giờ vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít hoặc khi lò đang rỗng vì việc này cũng có thể phát lửa và gây hoả hoạn.
Trên là những cách đơn giản để giúp bạn có những cách dùng lò vi sóng hâm thức ăn được ngon hơn, chuẩn hơn. Với mong muốn mang lại hương vị tuyệt vời qua hướng dẫn, chua sẻ thông tin từ chúng tôi. Cảm ơn sự quan tâm của cách bạn hienj gặp quý vị ở bài viết tiếp theo.