Một số nguyên nhân khiến máy rửa bát nhanh hỏng, hôi hám
Bài viết này là chia sẻ rất thiết thực về 1 số điều hay gặp phải khiến máy rửa bát nhanh xuống cấp, hư hại hoặc mất vệ sinh. Cần phải để ý trong khi sử dụng.
Sự xuất hiện của máy rửa chén đã giúp đỡ rất nhiều cho các chị/em nội trợ, không cần rửa bằng tay mà chén, dĩa vẫn sạch và an toàn.
Nhưng trong quá trình sử dụng máy rửa chén lâu ngày, dễ xảy ra tình trạng máy rửa không sạch, xuất hiện mùi hôi khó chịu. Để biết được những nguyên nhân của tình trạng này bạn hãy xem bài viết dưới đây của Điện Máy Chợ Lớn nhé!
Máy không thoát nước được
Máy rửa chén có thể rửa sạch thực ăn thừa trên chén dĩa nhưng không thể loại bỏ các cặn bẩn bị đọng lại ở van thoát nước sau mỗi lần rửa bát, khiến nước thải không thể thoát ra ngoài. Bênh cạnh đó, nhiều bà nội trợ lười không tháo tem dán trên chén dĩa mới mua về, cho luôn vào máy rửa chén. Thói quen này khiến vụn giấy bung ra rồi gây tắc nghẽn bộ lọc, van thoát nước vì thế nước thải mà cũng không thoát ra được. Bạn cần vệ sinh van thoát nước, gạt bỏ các cặn bẩn bám vào lưới lọc và đường thoát nước, tối thiểu mỗi tuần một lần.
Tay quay trong máy bị dính thức ăn thừa
Tay quay trong máy rửa chén có nhiệm vụ phun nước nóng ở áp suất cao vào chén dĩa để làm sạch chén dĩa. Nếu tay quay bị thức ăn thừa bám vào sẽ làm áp lực nước yếu cũng như lượng nước phun vào bát đĩa ít, khiến chén dĩa vẫn không sạch sau khi rửa. Bộ phận tay quay có thể tháo rời được nên bạn hãy lấy ra làm vệ sinh cho sạch rồi lắp vào vị trí cũ.
Sử dụng hóa chất rửa chén sai
Để rửa sạch chén dĩa máy rửa chén cần sử dụng 3 loại chất tẩy rửa là chất tẩy chuyên dụng, muối rửa chén và nước làm bóng. Hiện nay trên thị trường cũng có loại viên tổng hợp cả 3 loại chất tẩy rửa trên rất tiện lợi cho người tiêu dùng. Cho dù bạn có dùng viên hóa chất tổng hợp hay dùng 3 loại chất tẩy rửa trên thì cũng cần phải để đúng vị trí của từng loại và đậy nắp ngăn để hóa chất. Bạn không tự ý thay đổi chất tẩy chuyên dụng bằng nước rửa chén thông thường, máy sẽ rửa không sạch, cặn bẩn vẫn còn sót lại sau khi rửa và máy cũng sẽ dễ hư hỏng, độ bền không cao.
Bạn cũng không nên tùy tiện cho quá nhiều hay ít chất tẩy rửa vào máy. Nếu cho quá nhiều chất tẩy rửa thì có thể xà phòng sẽ không tan hết mà bám trên ly cốc, chén đĩa, vật dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình. Còn nếu cho quá ít chấy tẩy rửa thì chén dĩa của bạn sẽ không được sạch sẽ hoàn toàn. Vì vậy bạn hãy làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để máy rửa chén hoạt động hiệu quả nhất.
Cách xếp chén dĩa không đúng
Chén dĩa có sạch hay không là phụ thuộc vào cách bạn xếp chén dĩa và các vật dụng trong máy rửa chén. Bạn hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng máy rửa chén trước khi sử dụng để có được những bộ chén dĩa sạch sẽ.
Bạn không nên xếp quá nhiều chén dĩa vào máy rửa chén, vượt qua dung tích rửa tối đa của máy, làm máy bị quá tải. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất rửa của máy, không có khe hở cho nước, hóa chất tẩy rửa đi qua, sẽ không được rửa sạch hoàn toàn và máy hoạt động không đạt hiệu quả.
Nên đặt úp tất cả các vật dụng trên giá để tránh tình trạng sau khi rửa xong, nước cùng thức ăn thừa, dầu mỡ vẫn còn đọng lại dưới đáy. Những vật dụng đựng đồ ăn nhiều loại có chi tiết cầu kì nên bạn phải xắp theo nhiều hướng khác nhau để đảm bảo cho nước được đưa tới mọi ngóc ngách, việc làm sạch sẽ dễ dàng hơn. Đối với thìa, dĩa, muỗng thì không để lồng vào nhau, khiến nước ở các cánh tay phun không tiếp xúc mọi bề mặt của chúng.
Khi xếp chén dĩa vào máy rửa chén không nên xếp các đồ có kích thước lớn lên trên các đồ có kích thước nhỏ. Như thế thì dầu mỡ và các vết bẩn có trên đồ dùng của bạn ở phía trong sẽ không sạch do đã bị che đậy, dẫn đến tình trạng chén dĩa không được sạch và khô hoàn toàn. Nếu máy rửa chén không có ngăn riêng để đựng các vật như dao kéo, bạn nên rửa bằng tay để đảm bảo an toàn. Vì các món đồ này có thể gây khó khăn cho các bộ phận quay của máy.
Khi xếp các vật dụng vào máy, cần chú ý không để bát đĩa hay xoong nồi chắn các tay phun nước của máy rửa bát gây ảnh hưởng đến hiệu quả phun của nước. Bạn có thể xếp chúng hướng về trung tâm của máy, đảm bảo tay phun có thể đến được mọi ngóc ngách của tất cả các vật dụng.
Không vệ sinh máy rửa bát
Bên cạnh việc phải loại bỏ cặn bẩn ở van thoát nước, lưới lọc hay thức ăn thừa bám ở tay quay, bạn còn phải tổng vệ sinh máy rửa chén định kỳ, chắc chắn rằng không có “ổ vi khuẩn” nào tích tụ trong máy gây mùi hôi khó chịu.
Để khử mùi hiệu quả cho máy rửa chén bạn có thể dùng một chén giấm trắng đặt vào giỏ đựng đồ ở trên, chạy chương trình rửa với nhiệt độ cao nhất mà không có đặt thêm đồ dùng khác, giấm sẽ giúp rửa sạch các chất bẩn, diệt khuẩn và loại bỏ nấm mốc hiệu quả.
Nếu không muốn dùng giấm, bạn có thể đổ một cốc baking soda xuống đáy máy, chạy chương trình rửa với chu trình ngắn nhất và cũng không thêm đồ dùng khác vào, các vết bẩn cứng đầu, mùi hôi cũng được loại bỏ dễ dàng. Hoặc bạn có thể mua dung dịch vệ sinh máy rửa bát chuyên dụng để làm sạch máy rửa chén của gia đình.
Rửa xong chén dĩa không cho lên kệ ngay
Chén dĩa đã được máy rửa sạch mà bạn không có thời gian xếp chén dĩa lên kệ đựng ngay thì hãy mở cửa để hơi nước có thể bay ra. Nếu bạn đóng kín cửa của máy rửa chén suốt, hơi nước sẽ ngưng tụ trên chén dĩa, khiến mùi hôi bám lại. Tốt nhất, bạn hãy xếp chén dĩa vào kệ hay tủ đựng ngay khi máy đã hoàn thành xong chu trình rửa.